Sim vật lý và eSIM: Khác biệt ở đâu?

Đăng ngày07/12/2024- bởi Sim Doanh Nhân

SIM vật lý và eSIM là hai loại sim có thể hỗ trợ người dùng sử dụng các tính năng, dịch vụ và tiện ích của nhà mạng. Tuy nhiên, hai loại SIM này có nhiều điểm khác nhau về kích thước, cách kết nối và quản lý.

Sim vật lý và eSIM là gì?

SIM vật lý và eSIM là hai công nghệ kết nối di động được sử dụng rộng rãi hiện nay. Mỗi loại SIM mang đến những trải nghiệm khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng tìm hiểu định nghĩa eSIM và SIM vật lý là gì, chức năng và khả năng kết nối của 2 loại SIM này qua các thông tin chi tiết dưới đây.

1.1. SIM vật lý

SIM vật lý là dạng thẻ SIM truyền thống, được sử dụng phổ biến trong các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng hoặc modem. Thẻ SIM này được lắp trực tiếp vào khe cắm của thiết bị, đóng vai trò cung cấp các dịch vụ di động như gọi điện, nhắn tin, truy cập Internet và các dịch vụ khác từ nhà mạng. 

Sim vật lý(ảnh minh họa)

Tùy thuộc vào thiết bị, SIM vật lý có thể có nhiều kích thước khác nhau, bao gồm SIM mini, micro SIM và nano SIM, nhằm đảm bảo tính tương thích và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

1.2. eSIM

eSIM, viết tắt của ’embedded SIM’ (SIM nhúng) hoặc ‘electronic SIM’ (SIM điện tử), là một công nghệ hiện đại cho phép tích hợp SIM trực tiếp vào thiết bị mà không cần sử dụng thẻ SIM vật lý. Thay vì dùng thẻ SIM như trước đây, eSIM lưu trữ và quản lý dữ liệu trong con chip điện tử bên trong thiết bị, giúp việc kết nối mạng trở nên linh hoạt, tiện lợi hơn. 

eSIM(ảnh minh họa)

Người dùng có thể dễ dàng thay đổi nhà cung cấp dịch vụ hoặc sử dụng các dịch vụ di động mà không phải lắp SIM mới. eSIM đang ngày càng được nhiều thiết bị như điện thoại di động, máy tính bảng và các thiết bị điện tử hỗ trợ.

Sim vật lý và eSim có gì khác nhau? 

eSIM và SIM vật lý có gì giống và khác nhau? Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết trong phần dưới đây:

Điểm giống nhau: Cả SIM vật lý và eSIM đều là phương tiện kết nối di động với chức năng tương tự, gồm xác thực và truy cập mạng viễn thông. Chúng đều lưu trữ các thông tin liên quan đến dịch vụ mạng, như số điện thoại, thông tin thanh toán và mã xác thực. Một điểm chung khác giữa hai loại SIM này là kích thước nhỏ, tương thích với khe cắm trên các thiết bị di động. Ngoài ra, việc quản lý cả hai loại SIM đều cần thiết để duy trì chất lượng kết nối cũng như đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng

Điểm khác nhau: Bên cạnh những điểm tương đồng, eSIM và SIM vật lý cũng có nhiều điểm khác biệt đáng chú ý. Dưới đây là những so sánh chi tiết giữa hai loại SIM này:

  • Kích thước: SIM vật lý là một thẻ nhỏ, cứng được lắp trực tiếp vào khe SIM của thiết bị di động. Ngược lại, eSIM là một module điện tử được tích hợp sẵn trong thiết bị, không yêu cầu thẻ riêng biệt.
  • Quản lý: SIM vật lý có thể tháo rời và chuyển đổi giữa các thiết bị khác nhau, vì vậy người dùng cần chú ý đến việc bảo quản và quản lý thẻ. Trong khi đó, eSIM được quản lý hoàn toàn qua phần mềm và cài đặt trực tiếp trên thiết bị.
  • Kết nối: SIM vật lý cần được lắp vào khe để thiết lập kết nối với mạng di động. Trái lại, eSIM có thể kích hoạt và kết nối mạng thông qua các phương tiện không dây như mạng di động hoặc wifi, mà không cần sử dụng khe SIM.
  • Sự phổ biến: SIM vật lý hiện vẫn là chuẩn phổ biến trên hầu hết các thiết bị di động. Còn eSIM đang dần được áp dụng, dù hiện tại mới chỉ có mặt trên một số thiết bị hỗ trợ công nghệ này.

Sim vật lý hay eSIM: Cái nào tiện hơn? 

Sim vật lý hay eSIM tiện hơn

eSIM có nhiều ưu thế vượt trội hơn so với SIM vật lý, vì vậy ngày càng được nhiều người dùng ưa chuộng. Dưới đây là những điểm nổi bật của eSIM khi so sánh với loại SIM truyền thống:

  • eSIM loại bỏ nhu cầu sử dụng khe SIM vật lý, cho phép người dùng kích hoạt dịch vụ trực tiếp trên thiết bị thông qua mạng di động hoặc wifi một cách tiện lợi.
  • eSIM mang đến sự linh hoạt trong việc chuyển đổi giữa các nhà mạng, người dùng chỉ cần kích hoạt lại mà không cần thay thế thẻ SIM.
  • eSIM không yêu cầu không gian vật lý bên trong thiết bị, giúp các thiết bị di động trở nên nhỏ gọn và tối ưu hơn về thiết kế.
  • eSIM còn đảm bảo an ninh cao hơn nhờ vào tính năng mã hóa và xác thực nâng cao, giúp bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dùng hiệu quả hơn.

Nguồn: VNPT

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM


Có thể bạn thích