Chọn những việc làm khó, thách thức từ lâu đã là tôn chỉ của Viettel. Với số đông doanh nghiệp, chuyện cân bằng giữa hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững vì môi trường, con người thường tỷ lệ nghịch với nhau. Nhưng Viettel quyết giải bài toán khó đấy bằng sáng tạo. […]
Chọn những việc làm khó, thách thức từ lâu đã là tôn chỉ của Viettel. Với số đông doanh nghiệp, chuyện cân bằng giữa hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững vì môi trường, con người thường tỷ lệ nghịch với nhau. Nhưng Viettel quyết giải bài toán khó đấy bằng sáng tạo.
Luôn nỗ lực từ khi còn “NGHÈO”
Trong triết lý kinh doanh của mình, Viettel đã ghi thật rõ ràng: Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cam kết tái đầu tư cho xã hội thông qua việc gắn kết hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội.
Trước khi Viettel làm di động, cả nước chỉ có khoảng 2.000 trạm phát sóng. Thập niên 1990, điện thoại “cục gạch” có giá lên tới 4-5 triệu đồng. Di động là dịch vụ xa xỉ với phí hoà mạng 1,5 triệu đồng, phí duy trì hoạt động 300.000 đ/tháng, giá cước trả sau 8.000 đồng/phút.
Thế mới có chuyện, cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn nhớ ví dụ về việc gọi một phút di động là bay luôn 2 bát phở ở thành phố (thời đó, giá một bát phở chỉ khoảng 4.000 đồng) và di động chỉ dành cho người giàu.
Và cũng vì lẽ đó, dù sóng di động đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1993, dịch vụ di động vẫn nằm ngoài khả năng chi trả của số đông suốt cả thập kỷ sau đó. Phải đến tháng 10/2004, khi Viettel chính thức bước chân vào kinh doanh dịch vụ di động, mọi thứ mới thay đổi.
Ước mơ của người Viettel khi đó rất ngắn gọn: “Mỗi người Việt Nam có một chiếc điện thoại di động”. Nhiều người coi đây là điều không tưởng bởi đến người dân thành phố còn thấy dùng di động quá đắt đỏ, người dân ở nông thôn hay những vùng kém phát triển hơn càng không dám mơ tới.
Trong triết lý kinh doanh của mình, Viettel đã ghi thật rõ ràng: Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cam kết tái đầu tư cho xã hội thông qua việc gắn kết hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội.
Trước khi Viettel làm di động, cả nước chỉ có khoảng 2.000 trạm phát sóng. Thập niên 1990, điện thoại “cục gạch” có giá lên tới 4-5 triệu đồng. Di động là dịch vụ xa xỉ với phí hoà mạng 1,5 triệu đồng, phí duy trì hoạt động 300.000 đ/tháng, giá cước trả sau 8.000 đồng/phút.
Thế mới có chuyện, cho đến tận bây giờ, người ta vẫn còn nhớ ví dụ về việc gọi một phút di động là bay luôn 2 bát phở ở thành phố (thời đó, giá một bát phở chỉ khoảng 4.000 đồng) và di động chỉ dành cho người giàu.
Và cũng vì lẽ đó, dù sóng di động đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1993, dịch vụ di động vẫn nằm ngoài khả năng chi trả của số đông suốt cả thập kỷ sau đó. Phải đến tháng 10/2004, khi Viettel chính thức bước chân vào kinh doanh dịch vụ di động, mọi thứ mới thay đổi.
Ước mơ của người Viettel khi đó rất ngắn gọn: “Mỗi người Việt Nam có một chiếc điện thoại di động”. Nhiều người coi đây là điều không tưởng bởi đến người dân thành phố còn thấy dùng di động quá đắt đỏ, người dân ở nông thôn hay những vùng kém phát triển hơn càng không dám mơ tới.
Các gói cước rẻ, khuyến mại hấp dẫn trong khi duy trì chất lượng nghe-gọi tốt, phủ sóng khắp mọi nơi đã tạo ra bước ngoặt về di động cho nhóm người dân không có điều kiện kinh tế dư dả.
Trong con mắt của Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông, Viettel đã “thay đổi đất nước” nhờ kỳ tích phổ cập di động. “Mỗi ngày, ngồi ở nhà, mở cửa nhìn ra ngoài từ đây, thấy mấy chị bán rau, anh xe ôm, cô bán đồng nát có lúc ngồi gốc cây bàng bên kia đường thỉnh thoảng lấy điện thoại ra alo alo, tôi rất xúc động”, TS Mai Liêm Trực bộc bạch.
Ngoài cách làm sáng tạo, thần tốc, sâu xa cốt lõi cho thành công của hành trình phổ cập di động của Viettel ở Việt Nam là niềm tin rằng mọi người, không phân biệt giàu nghèo, thế hệ, cần được tiếp cận bình đẳng với công nghệ. Và niềm tin ấy đã đem lại “trái ngọt”.
Bình luận về chiến lược phổ cập dịch vụ thông tin di động của Viettel, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, người giữ chức vụ Trưởng ban Kinh tế Trung ương tại thời điểm Viettel ra mắt dịch vụ, nhớ lại: “Tất cả đều hưởng lợi. Sau khi tham gia kinh doanh viễn thông, Viettel là công ty phát triển nhanh nhất, thành công lớn nhất, không những giảm giá thành của dịch vụ viễn thông, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà”.
Mang đến trải nghiệm tốt nhất cho 130 triệu khách hàng
Điều tự hào nhất mà Viettel làm được trong 35 năm qua, không phải là trở thành tập đoàn kinh tế chủ lực, luôn đóng góp ngân sách lớn nhất nước; mà là bền bỉ và liên tục hiện thực hóa tầm nhìn “Sáng tạo vì con người”, với triết lý: khi công nghệ tiến lên phía trước, không ai bị bỏ lại phía sau. Ở đó, công nghệ được xuất phát từ sự đồng cảm, khát khao và mong muốn mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho con người.
Khi Autonomous System – hệ thống vận hành mạng lưới tự động hoá của Viettel được giới thiệu tại Hội nghị di động thế giới (MWC) 2024, nhiều chuyên gia tập trung vào những lợi ích về an toàn, xử lý sự cố nhanh, tiết kiệm chi phí và năng lượng mà nó mang lại. Thế nhưng, mục tiêu quan trọng số 1 của Viettel khi phát triển hệ thống này lại là trải nghiệm dịch vụ của khách hàng.
Với hệ thống vận hành mạng lưới trước đó, các trạm BTS cần nhân sự theo dõi 24/7 để kịp xử lý các tình huống phát sinh hay đến tận nơi để bảo dưỡng hệ thống. Do đó, việc duy trì các trạm ở vùng sâu vùng xa là rất khó, chất lượng dịch vụ không cao. Đây là chưa kể đến việc gặp trục trặc về nguồn điện thì việc gián đoạn dịch vụ ở các khu vực này là khó tránh khỏi…
Với một nhà mạng vận hành tại 11 quốc gia trên thế giới, phải vận hành khoảng 100.000 trạm BTS mỗi ngày, với rất nhiều trạm ở vùng sâu, vùng xa, thậm chí ở cả những nơi chưa có điện thì đây là vấn đề không nhỏ. Ở quy mô lớn như vậy, để đảm bảo mạng có chất lượng tốt và tối ưu thì cần tự động hoá và thông minh hoá mạng lưới.
Tương tự như thời mới bắt đầu làm di động, Viettel chọn một lối đi mà chưa một nhà mạng nào trên thế giới thực hiện: tự phát triển hệ thống vận hành mạng lưới. Và khi mạng lưới ấy đưa vào vận hành, những gì đem lại không chỉ dừng ở cải thiện chất lượng dịch vụ hay trải nghiệm khách hàng.
Với Autonomous System, các trạm BTS của Viettel không cần người túc trực để vận hành và bảo trì nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất cao và không xảy ra lỗi. Hệ thống này cũng giúp đảm bảo cho mỗi cuộc gọi và dữ liệu di động của khách hàng liền mạch và ổn định, từ các vùng núi cao như Yên Minh, Hà Giang đến huyện đảo như Trường Sa và rất nhiều vùng xa xôi hẻo lánh tại các thị trường nước ngoài như vùng rừng rậm Amazon ở Peru.
Trước đây, mỗi lần đến kì kiểm định, các kỹ sư Viettel đều phải mất gần 1 ngày để băng rừng hay vượt sông, qua biển… đến từng trạm nơi hẻo lánh. Với hệ thống này, họ chỉ cần ngồi tại phòng điều khiển và thực hiện trên hệ thống trong vài phút.
Thời gian xử lý sự cố mạng lưới của Viettel giảm từ 15-30 phút xuống còn 1-2 phút, và người dùng gần như không nhận thấy gián đoạn về dịch vụ. Tính riêng năm 2023 tại Việt Nam, Autonomous System đã xử lý tự động 370.000 cảnh báo, đạt tỷ lệ thành công hơn 90% với số lượng kĩ sư chưa đến 20 người.
Nhờ hệ thống vận hành tự động, Viettel có thể tăng hiệu quả sử dụng của 100.000 trạm BTS, kéo dài thời gian chạy pin Lithium lên 20% so với thông thường (ở các khu vực không có điện lưới). So với vận hành theo cách cũ, Viettel ước tính hệ thống này giúp giảm phát thải khoảng 1 triệu tấn CO2 mỗi năm, tương đương trồng 17 triệu cây xanh.
Nguồn: Chuyên trang nhịp sống kinh tế
Có thể thấy Viettel luôn phát triển không ngừng nghỉ hàng ngày vì vậy mà viettel đã có những điều đạt được: Kỳ tích sau 35 năm
Gói cước DATA giá rẻ với nhiều ưu đãi khủng của ITel dừng bán trên Shopee, TikTokShop
Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ ISO cao nhất về nhận diện khuôn mặt
Bà con nông dân Trung Quốc mừng rỡ khi có công nghệ giúp đỡ
“Sổ tay Đảng viên điện tử” được ra mắt bởi sự hợp tác của Viettel và Bến Tre
Cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn từ việc quét mã QR