Nhà mạng nào không tham gia đấu giá băng tần C3

Đăng ngày25/05/2024- bởi Sim Doanh Nhân

Giá khởi điểm của khối băng tần C3 (3.800-3.900 MHz) dành cho 5G được xác định là giá trúng đấu giá của khối băng tần C2 (trên 2.581 tỷ đồng). “Nhà mạng nào không tham gia đấu gia băng tầng” Cùng tìm hiểu nhé!

Viettel, VNPT không được tham gia đấu giá băng tần C3

Các doanh nghiệp đã trúng đấu giá băng tần B1 (2.500-2.600 MHz dành cho 4G, 5G) và khối băng tần C2 (3.700-3.800 MHz dành cho 5G) không được tham gia đấu giá khối băng tần C3.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông báo số 134/TB-BTTTT ngày 21-5-2024 về phương án tổ chức đấu giá lại quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 3.800-3.900 MHz (khối băng tần C3). Cùng với đó là phương án tổ chức đấu giá lại quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần này.

Theo đó, khối băng tần C3 có giá khởi điểm là hơn 2.581 tỷ đồng đồng, sử dụng trong 15 năm; bước giá được áp dụng tại cuộc đấu giá là 25 tỷ đồng; tiền đặt trước để tham gia đấu giá là 130 tỷ đồng.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo công khai phương án tổ chức đấu giá, tổ chức muốn tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần C3 phải nộp hồ sơ đề nghị xác nhận đáp ứng điều kiện tham gia đấu giá tới Cục Viễn thông thông qua một trong các phương thức: Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp.

Trước đó, trong tháng 3-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức đấu giá cả 3 khối băng tần B1 (2.500-2.600 MHz), C3 và C2 (3.700-3.800 MHz); trong đó, khối băng tần C3 đã đấu giá không thành vào ngày 14-3.

Theo quy định, giá trúng đấu giá của khối băng tần C2 được tổ chức đấu thành công vào ngày 19-3 (thuộc về VNPT) với giá trúng là trên 2.581 tỷ đồng. Mức giá này được xác định là giá khởi điểm đối với băng tần C3 trong đợt đấu giá sắp tới.

Cũng sau lần đấu giá các băng tần 2.500-2.600 MHz (dành cho 4G, 5G) và 3.700-3.800 MHz (dành cho 5G) trong tháng 3-2024, đã có 2 doanh nghiệp là Viettel và VNPT trúng giá. Do vậy, tại phương án tổ chức đấu giá lại quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần C3 lần này, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về các phương án xử lý tình huống đấu giá trong trường hợp chỉ có 1 tổ chức đăng ký tham gia đấu giá, 1 tổ chức trả giá.

Cụ thể, căn cứ Khoản 4 Điều 17 Nghị định 63/2023/NĐ-CP, khi đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá mà chỉ có 1 tổ chức đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều tổ chức đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có 1 tổ chức tham gia cuộc đấu giá hoặc có nhiều tổ chức tham gia cuộc đấu giá nhưng chỉ có 1 tổ chức trả giá hoặc có nhiều tổ chức trả giá nhưng chỉ có 1 tổ chức trả giá cao nhất và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì khối băng tần C3 được bán cho tổ chức đó.

Việc đấu giá khối băng tần C3 trong trường hợp này chỉ được tiến hành sau khi đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, các văn bản quy định chi tiết…

Tổ chức đã trúng đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần 2.500-2.600 MHz (khối băng tần B1) hoặc băng tần 3.700-3.800 MHz (khối băng tần C2) không được tham gia đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần C3.

Doanh nghiệp trúng đấu giá khối băng tần C3, sau 2 năm kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần, cam kết triển khai tối thiểu 3.000 trạm phát sóng 5G sử dụng băng tần 3.800-3.900 MHz; cam kết cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 3.800-3.900 MHz muộn nhất 12 tháng kể từ ngày được cấp phép sử dụng.

Tại thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng băng tần 3.800-3.900 MHz, doanh nghiệp phải triển khai tối thiểu 30% số lượng trạm phát sóng vô tuyến điện đã cam kết triển khai trong 2 năm đầu tiên kể từ ngày được cấp phép sử dụng băng tần này.

Nguồn: Hà Nội Mới

Bạn muốn đọc thêm về lợi ích của 5G ra sao hay truy cập tại “Dịch vụ 5G được phủ sóng trên toàn quốc


Có thể bạn thích