Movitel: Nỗ lực tạo nên thành công

Đăng ngày19/05/2024- bởi Sim Doanh Nhân

“Movitel: Nỗ lực tạo nên thành công” Trong quá khứ, Mozambique từng bị Bồ Đào Nha chiếm làm thuộc địa từ năm 1505 và giành được độc lập từ ngày 25/6/1975, chính vì vậy tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính thức tại Mozambique.

Minh chứng của sự nỗ lực

Đất nước Mozambique là một quốc gia nằm ở đông nam châu Phi, giáp với Ấn Độ Dương ở phía đông, Tanzania về phía Bắc Malawi và Zambia về phía tây bắc, Zimbabwe về phía tây, Eswatini và Nam Phi về phía tây nam.

Với diện tích 801.590 km2 gấp 2,5 lần Việt Nam, song dân số chỉ khoảng 34,8 triệu người (vào năm 2024) nên mật độ dân số cực kì thưa thớt – chỉ quanh 43 người/km2, tuy nhiên, với tỷ lệ sinh trung bình 4,89 đứa trẻ/người mẹ, Mozambique nằm trong top có tỷ lệ sinh cao nhất thế giới và dự kiến tổng dân số sẽ tăng lên mức 41 triệu người vào năm 2030 và 63 triệu người vào năm 2050.

Dù hệ thống y tế đã cải thiện song tuổi trung bình của người dân Mozambia chỉ quanh 52,1 tuổi với 53% dân số nằm trong độ tuổi lao động, dự kiến 50 năm sau mới vào giai đoạn dân số vàng ở chu kì 2070 – 2075 khi dân số đạt mức 84 – 89 triệu người.

Trong đó dân số tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh bắc trung bộ Zambezia và Nampula tỷ lệ ước tính 45% dân số, tuy nhiên, đầu não kinh tế và chính trị lại tập trung chủ yếu ở Maputo và Matola, và đây cũng là 2 địa bàn có quy mô thị trường lớn nhất cả nước.

Với diện tích đứng thứ 35 toàn cầu, Mozambique có nguồn tài nguồn khoáng sản lớn, như than tại cao nguyên Tete và khí đốt ở khu vực phía bắc tỉnh Cabo Delgado, theo ước tính, mổ khí Mamba South tại lưu lực Rovuma có tổng trữ lượng lên đến 4.200 tỷ m3 (tương đương 5 lần trữ lượng khí đốt của Việt Nam và ước tính lớn thứ 4 thế giới).

Nỗ lực được đền đáp

Nguồn tài nguyên trên kết hợp với hệ thống sông ngòi lớn giúp Mozambique có trữ lượng điện dồi dào, giúp phát triển nhiều ngành tiêu thụ nhiều năng lượng như sản xuất nhôm, sắt thép, … Tuy nhiên, nền kinh tế Mozambique vẫn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp song với công nghệ lạc hậu, phần lớn diện tích đất canh tác của quốc gia này vẫn đang bỏ hoang (90% diện tích vào năm 2012), đây hiện tại là điểm nghẽn song là thế mạnh tiềm năng trong tương lai cho sự phát triển kinh tế của Mozambique.

Với lịch sử tương đồng khi đều từng chịu ách đô hộ của thực dân và đều vùng lên để giành độc lập, Việt Nam và Mozambique có quan hệ hữu nghị truyền thống khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 25/6/1975 – đúng ngày Mozambique giành độc lập.

Đây cũng là tiền đề để Mozambique trở thành một trong 10 thị trường được Việt Nam đầu tư mạnh ra nước ngoài, trong đó dự án đầu tư liên doanh viễn thông Movitel của Tập đoàn Viettel và 2 đối tác địa phương SPI, INVESPA đạt được những thành công lớn nhất.

Được thành lập vào năm 2010, Movitel là liên doanh đầu tiên của Viettel tại châu Phi, song phải đến tháng 5/2012, Movitel mới chính thức triển khai kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Mozambique và là nhà mạng thứ 3 tại quốc gia này.

Movitel hoạt động với 13 chi nhánh tại 11 tỉnh thành, 157 huyện. Movitel góp phần phổ cập dịch vụ viễn thông, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa tại Mozambique: tự hào đóng góp hạ tầng mạng lưới lớn nhất với hơn 2300 vị trí trạm BTS và hơn 35000 km cáp quang, phủ sóng hơn 92% dân số.

Tuy nhiên, con đường của Movitel cũng không phải là màu hồng. Sau khi trở thành nhà mạng duy nhất đưa tỉ lệ phổ cập điện thoại từ 33% (chủ yếu ở khu vực thành thị) lên 52% sau 1 năm hoạt động bằng việc mang sóng đến khu vực nông thôn theo chiến lược lấy nông thôn bao vây thành thị.

Giai đoạn 2014 – 2018 không tăng trưởng đã khiến Movitel chuyển đổi sang chiến lược “giải phóng thủ đô” khi tập trung vào 2 thị trường có quy mô lớn nhất là thủ đô Maputo và tỉnh lân cận Matola.

Sự thay đổi chiến lược kịp thời kết hợp việc triển khai 4G vào năm 2019 giúp Movitel tăng trưởng bùng nổ với tốc độ trung bình trên 20%/năm và đưa thị phần Movitel cán mốc 7.5 triệu thuê bao register, chiếm 45% trong năm 2023 và trong 4 tháng đầu năm 2024, Movitel đã vượt qua ông lớn Vodacom để thành nhà mạng có thị phần số 1 Mozambique.

Không ngủ quên trên chiến thắng, ngay trong giai đoạn mở rộng thị phần di động, Movitel đã tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới, và ví điện tử E-Mola là một sản phẩm thành công tiếp theo.

Với diện tích lãnh thổ rộng lớn và mật độ dân số thấp, hệ thống ngân hàng của Mozambique không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân khi chỉ có hơn 2.000 ATM trên toàn quốc, do đó tỷ lệ người dân sử dụng ngân hàng chỉ đạt 3,6% dân số và tạo một thị trường lớn tiềm năng cho các công ty cung cấp dịch vụ tài chính.

Từ đó, nhà mạng lớn nhất bấy giờ là Vodacom (con của Vodafone) đã tung ra dịch vụ ví M-Pesa để phục vụ nhu cầu trên, từ đó thu về xấp xỉ trăm triệu USD doanh thu.

Đây cũng là dịch vụ tài chính trên điện thoại di động thành công nhất chỉ ở ở các nước đang phát triển khác ở châu Phí như Kenya, Tarzania, Lesotho, … song cũng chính Vodacom bị chỉ trích vì thu phí cao nhờ tận dụng yếu tố độc quyền.

Đứng trước thách thức cũng như cơ hội mà người khổng lồ M-Pesa tạo ra, E-Mola của Movitel được đầu tư công nghệ hiện đại nhất bấy giờ là Comviva kết hợp chiến lược giá miễn phí chuyển tiền Ví – Ví nội mạng đã tạo ra sự bùng nổ lớn khi lần lượt đạt được các mục tiêu không tưởng, từ tổng số thuê bao ví 1,1 triệu vào năm 2021 lên 2,1 triệu năm 2022, 5,4 triệu 2023 và dự kiến đạt 5,8 triệu vào tháng 4/2024, doanh thu dịch vụ Ví tiếp tục tăng trưởng 229% so với cùng kỳ tháng 4/2023 và tỷ lệ thuê bao ví/thuê bao di động đạt 81%.

Sự gia nhập và lớn mạnh của Movitel giúp phá vỡ thế độc quyền của Vodacom ở Mozambique, từ đó giúp người dân Mozambique được hưởng hệ thống viễn thông có chất lượng cao, rộng khắp với chi phí rẻ hơn 2 – 4 lần trước đây, và giúp Mozambique trở thành top 5 quốc gia có mạng lưới cáp quang phủ rộng và hiện đại nhất châu Phi.

Điều này cũng cho thấy sự thành công trong chiến lược mở rộng ra nước ngoài của Viettel, nhất là ngoài Mozambique, các thị trường châu phi khác như Burundi, … cũng đều có những kết quả tích cực.

Không những vậy, Movitel còn là bảo chứng thành công cho các dự án đầu tư ra nước ngoài của tập đoàn Viettel và cũng là cầu nối để tạo ra các cơ hội đầu tư mới trong tương lai, nhất là khi Mozambique là một đất nước giàu tài nguyên với tiềm năng về nguồn điện dồi dào và nguồn nhân lực trẻ sẽ vào giai đoạn dân số vàng trong vòng 50 năm tới.

Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai khi muốn mở rộng đầu tư để tìm các thị trường mới như câu chuyện luyên nhôm của sản phẩm Alumin của DGC (thành phẩm từ dự án Nhôm Đaknong) hay giải bài toán năng lượng nhiệt điện khí của Việt Nam (nhờ các mỏ khí lớn phía Bắc Mozambique), hay đơn thuần là thị trường xây dựng lớn trong tương lai khi Mozambique đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng đất nước).

Đây đều là những dự án tiềm năng trong quan hệ Việt Nam – Mozambique và bắt đầu từ cầu nối thành công nhất hiện tại – MOVITEL.

Mừng kỉ niệm 12 năm MOVITEL khai trương dịch vụ viễn thông trên đất Châu phi, mở ra 1 chặng đường phát triển tăng trưởng không giới hạn, người Viettel cảm ơn và thực sự trân trọng tự hào những đóng góp ngày đêm không mệt mỏi, những hy sinh thầm lặng của CBCNV đã giành trọn thanh xuân cống hiến xây dựng nên thành biểu tượng Châu Phi hôm nay, những nuối tiếc dang dở còn nợ với các chính sách bỏ ngỏ cùng người Viettel trên đất Châu Phi năm nào …

Nguồn: Viettel Family

Bạn muốn tham khảo thêm : Nhà mạng nào được yêu thích nhất 


Có thể bạn thích